Có rất nhiều cách đặt tên thương hiệu online cho cửa hàng, cho doanh nghiệp. Mỗi một cách đặt sẽ liên quan đến một đặc điểm của thương hiệu mà bạn có thể bất ngờ không nghĩ tới. Dưới đây là một số ý tưởng đặt tên thương hiệu online và một số phần mềm đặt tên hỗ trợ bạn trong quá trình sáng tạo.
Mục lục
Nguyên tắc đặt tên thương hiệu
Bạn có biết, nếu việc đặt tên thương hiệu mất công là vậy, nhưng lại không đảm bảo một số yếu tố quan trọng thì coi như lãng phí. Vì vậy, hãy đọc kỹ những nguyên tắc dưới đây trước khi bắt tay vào công cuộc sáng tạo cực kỳ thú vị nhưng cũng rất mất thời gian này.
Nguyên tắc 1: đảm bảo khả năng bảo hộ
Nếu tên thương hiệu không có khả năng bảo hộ thương hiệu sẽ không có lợi cho doanh nghiệp về mặt pháp lý dù nó có hay cỡ nào. Doanh nghiệp sẽ không có lợi khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng, bị làm giả, làm nhái, làm giảm uy tín của thương hiệu.
Nguyên tắc 2: đảm bảo tên miền có sẵn
Tên miền là địa chỉ website. Mọi hoạt động trên internet của doanh nghiệp đều liên quan đến tên miền. Nếu như doanh nghiệp cố gắng lấy một cái tên thật hay, nhưng lại có bên khác sử dụng tên miền. Điều này có phải là lãng phí thời gian? Do vậy, ngay khi đưa ra các phương án tên cuối, hãy kiểm tra để biết chắc chắn rằng, mình có thể mua được tên miền, sau đó nhanh chóng mua để đảm bảo nó dành cho mình.
Nguyên tắc 3: dễ đọc, dễ viết
Cách đặt tên thương hiệu online hay quan trọng là tên có thể đọc to, viết xuống dễ dàng hay có thể nói tên thương hiệu cho những người khác dưới hình thức truyền miệng. Chính vì thế, đây là nguyên tắc rất cần thiết khi đặt tên thương hiệu.
Những nguyên âm như o, a, e, i trong tên thương hiệu sẽ giúp tạo hình chữ cân đối, giúp việc phát âm dễ dàng hơn.
Nguyên tắc 4: Loại bỏ những tên dễ liên tưởng đến yếu tố tích cực
Dù tên có thể bảo hộ, có thể đăng ký tên miền, dễ đọc, dễ ghi nhớ nhưng ý nghĩa không hay, đọc lên dễ gây liên tưởng không tốt, không phải là sự lựa chọn khôn ngoan. Doanh nghiệp hãy loại bỏ ngay những tên này để đảm bảo việc truyền thông sau này không bị ảnh hưởng.
Một ví dụ dễ thấy nhất: thương hiệu mì Sagami của Việt Nam lại trùng với hãng bao cao su Sagami của Nhật.
Nguyên tắc 5: tên thương hiệu gần gũi
Cách đặt tên thương hiệu hay là tên gần gũi giúp khách hàng dễ liên tưởng. Ví dụ những thương hiệu sữa thường kém hậu tố “milk” như vinamilk, TH True milk. Thương hiệu bất động sản thường kèm hậu tố “land” như Novaland, Khaihoanland,..
Ý tưởng đặt tên thương hiệu
Cách đặt tên thương hiệu online theo đặc trưng sản phẩm
Không mới mẻ gì nhưng nếu bí ý tưởng, mọi người thường sử dụng chúng. Ưu điểm là khách hàng biết ngay bạn bán gì, nhưng lại không tạo nên sự khác biệt. Cách đặt tên thương hiệu này chỉ áp dụng với những thương hiệu mới, ít cạch tranh.
Ví dụ: cửa hàng gạo, cửa hàng mỹ phẩm,..
Cách đặt tên thương hiệu online theo địa danh, địa chỉ
Cách đặt tên thương hiệu khá đơn giản là theo địa danh, địa chỉ. Nhưng cũng chỉ áp dụng cách này với việc không có sự cạnh tranh.
Ví dụ: Phở Lý Quốc Sư, gốm Bát Tràng, Chè Thái Nguyên, Nem chua Thanh Hoá,..
Đặt tên thương hiệu theo đặc điểm chủ quán hoặc nơi kinh doanh
Đặc điểm chủ cửa hàng đặc biệt hoặc địa điểm cửa hàng có gì đặc biệt, gợi nhớ, hãy thử cách này.
Ví dụ: Quán Cây Đa, Quán bia Tùng Trọc, Quán bún bà Nga béo,..
Đặt tên theo quy mô kinh doanh
Cách này phù hợp với những thương hiệu cửa hàng lớn sẽ tạo cảm giác quy mô đa dạng chủng loại.
Ví dụ: Siêu thị mẹ và bé, thế giới di động,..
Đặt tên thương hiệu theo tên cá nhân
Một số thương hiệu nhỏ hay lớn có thể áp dụng cách này.
Ví dụ: Chuối bà Nga, Vịt chú Tư,..
Từ viết tắt
Một cách đặt tên thương hiệu online phổ biến nữa là từ viết tắt.
Ví dụ: Vinaconex, ACB, Vinamilk
Cách đặt tên thương hiệu bằng ngôn ngữ nước ngoài
Tên thương hiệu nước ngoài nghe mới mẻ, không bị trùng lặp, nghe lại rất sang chảnh, thu hút. Xu hướng tây hoá thường dành cho giới trẻ với những sản phẩm dành cho đối tượng trẻ.
Ví dụ: Adino, Torano, Elly,..
Đặt tên thương hiệu bằng tiếng nước ngoài giúp cửa hiệu bạn vừa đảm bảo yếu tố mới, không trùng lặp hay nhầm lẫn, lại nghe rất sang chảnh thu hút khách hàng hơn. Xu hướng này đang được nhân rộng rất nhiều tại Việt Nam, đặc biệt những bạn trẻ khởi nghiệp rất ưa chuộng phương thức này.
Cách đặt tên thương hiệu online qua phần mềm
Sau những ý tưởng trên bạn vẫn bí, chưa ưng, hãy thử trải nghiệm những công cụ miễn phí dưới đây.
1. Shopify
2. Namelix
3. Oberlo
4. Wordoid
5. Dot-o-mator
6. NameStation
7. Bustaname
8. Impossibility
Mỗi công cụ này, bạn cần truy cập vào trang web và tự mình trải nghiệm sẽ dễ dàng hơn là ngồi tưởng tượng.
Lưu ý, chỉ sử dụng các cách đặt tên thương hiệu online kể trên để lấy ý tưởng. Sau đó, bạn vẫn cần ngồi tổng hợp, chọn lọc, check tên miền, check bảo hộ…. để đảm bảo tên cuối cùng sử dụng được.
Sau tất cả, bạn vẫn chưa ưng ý, chưa chắc chắn những cái tên mình chọn liệu có đáp ứng các tiêu chí kinh doanh hay chưa, hãy tìm kiếm dịch vụ đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp. Các cách đặt tên thương hiệu online kể trên hy vọng sẽ giúp bạn có những trải nghiệm thú vị về việc đặt tên.
Xem thêm: QUY TRÌNH ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU CHUẨN